Doanh nghiệp trước nguy cơ “Khủng hoảng lao động” tại Nhà máy, Xí nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho hay trong năm 2021, Việt Nam cấp phép cho 1.738 dự án mới, Riêng các khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn thu hút được 539 dự án FDI và 615 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký cấp mới 12,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020. trong thời gian qua.

Trong thời gian qua sau Việt Nam không ngừng đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp.Giá trị xuất khẩu tính theo đầu người của Việt Nam hiện đang vượt Trung Quốc. Năm 2021, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về thặng dư thương mại với Mỹ, vượt cả Đức và Nhật Bản, chỉ đứng sau Trung Quốc và Mexico.

Mức lương tối thiểu mang tính cạnh tranh của Việt Nam vẫn chỉ “bằng 1/2 của Trung Quốc”, nên thu hút lượng lớn nhà đầu tư thay vì đạt tại Trung Quốc đã chọn đặt nhà máy tại Việt Nam. Doanh nghiệp trước nguy cơ “Khủng hoảng lao động” tại Nhà máy, Xí nghiệp.

Việt Nam thu hút đầu tư

Chính phủ Việt Nam luôn đưa ra một số gói hỗ trợ, như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có doanh thu dưới 8,8 triệu USD vào năm 2021.Các biện pháp hỗ trợ khác được ban hành dưới hình thức giảm tiền thuê nhà, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản trả một lần.

Doanh nghiệp đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động

Việt Nam đã đón nhận nhiều dự án đầu tư quy mô lớn trong năm 2021, trong đó phải kể đến LG Display tăng vốn đầu tư vào Hải Phòng hơn 2 tỷ USD, Amkor Technology của Mỹ chọn Bắc Ninh để mở rộng nhà máy với khoản đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD từ nay đến năm 2035 hay LEGO xây nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại Bình Dương.

Tại thị trường Việt Nam nhờ chi phí lao động cạnh tranh, các chính sách ưu đãi về thuế và đầu tư, cùng với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến cho nhu cầu sản xuất và lắp ráp của các công ty đa quốc gia Việt Nam dần trở thành công xưởng của thế giới trong thời gian tới, vấn đề về nguồn lao động sản xuất trở thành vấn đề quốc tế quan tâm. Rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Nhật, Hàn, Châu Âu…đã bắt tay vào việc chuẩn bị nhân sự sản xuất trước khi xây dựng nhà máy, xí nghiệp đưa vào hoạt động tại Việt Nam.

Đứng trước thách thức thiếu hụt nguồn lao đông sản xuất, các công ty xí nghiệp có vốn đầu tư trong nước do thiếu sự chuẩn bị trước về nguồn lực nên không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu lao động sản xuất không đủ sản lượng cung ứng cho các đối tác nước ngoài đặt gia công. Tình trạng thiếu hút lao động sản xuất làm rất nhiều doanh nghiệp sản xuất tại các thị trường lớn như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai có nguy cơ rơi vào “Khủng hoảng lao động”

Trước những khó khăn trong quá trình tuyển dụng lao động vì thiếu hút, rất nhiều doanh nghiệp đưa ra các chính sách thu hút như: Người lao động giới thiệu công nhân sẽ được thưởng từ  300.000 vnđ – 1.000.000 vnđ/ người. Thậm chí có một số doanh nghiệp thưởng tới 2.000.000 vnđ / lao động mới vào cho người giới thiệu. Ngoài ra doanh nghiệp cũng tăng cường đưa ra các chính sách giữ lao động làm việc lâu dài như chính sách thâm niên, chính sách hổ trợ khó khăn đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con nhỏ…Tất cả các chính sách trên đều phần nào giúp doanh nghiệp giảm bớt ảnh hưởng của “ Khủng hoảng lao động” đang diễn ra tại các TP lớn nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp.

Tương lai lao động Việt Nam

Tại hội nghị về “Tương lai thị trường lao động” Đại sứ Mai Phước Dũng cho biết Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ vậy, các tập đoàn đa ngành trong nước cũng đang ngày càng lớn mạnh. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ năng cao và có đào tạo ở Việt Nam ngày càng lớn.

Về xu hướng lao động trong tương lai, Việt Nam hiện có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động kỹ thuật có tay nghề hoặc nhân sự quản lý bậc trung và cao trong các ngành như điện tử và bán dẫn, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, năng lượng và kinh tế biển.

Chẳng hạn trong ngành năng lượng, nhu cầu về lao động lành nghề trong ngành năng lượng xanh đang tăng lên với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp này tại Việt Nam trong những năm gần đây và thời gian tới.

Về sự chuẩn bị của Việt Nam, Đại sứ Mai Phước Dũng cho biết lực lượng lao động Việt Nam được các công ty nước ngoài đánh giá cao về khả năng làm việc, nhanh nhạy trong học hỏi và nắm bắt kỹ năng mới.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với các thử thách thiếu hút lao động có tay nghề sản xuất. Tới nay, lao động có tay nghề chỉ chiếm 26,1% lực lượng lao động và 73,9% còn lại là không qua đào tạo có bằng cấp.

Vì thế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới của Việt Nam đã nhấn mạnh tới việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam cho sự phát triển trong trung và dài hạn.

Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ có 75% lực lượng lao động đã qua đào tạo trong đó 40% được đào tạo có chứng chỉ.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam